Bị nhờn thuốc tây, điều trị bằng tây dược không hiệu quả? Bạn đang đi tìm các bài thuốc nam hay điều trị cơ xương khớp? Một số bài thuốc nam có khả năng chữa trị bệnh cơ xương khớp, bạn đã biết đến chưa?
Với bài thuốc nam, được tinh chế và sản xuất từ các loài thảo mộc mang dược tính tốt sẽ giúp bạn chữa vị những bệnh lý như:
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống
- Gai cột sống
- Viêm xương khớp
- Đau mỏi vai gáy
- Các bệnh liên quan cơ xương khớp khác…
Bệnh cơ xương khớp thường gặp không chỉ ở người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa. Nó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh cơ xương khớp, nguyên nhân, triệu chứng,.. Các mẹo chữa bệnh tại nhà và các bài thuốc nam đặc trị cơ xương khớp hữu hiệu khác.
Tóm tắt nội dung
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh lý về cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Theo tin tức Y tế mới nhất cho biết, bệnh xương khớp giờ đây đã không còn là căn bệnh của người già mà đang có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi.
Tổn thương xương khớp thường khó có thể hồi phục, di chứng nặng nề do bệnh để lại cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh lý cơ xương khớp
Triệu chứng các bệnh cơ xương khớp
Các biểu hiện được thể hiện trên cơ thể bạn là những tín hiệu của tình hình sức khỏe hoặc các bệnh lý bạn đang mắc phải. Hãy đến gặp bác sĩ khi nhận ra bạn đang có một vài triệu chứng dưới đây:
- Đau khớp. Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh có thể bị đau cơ học hoặc đau kéo dài. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi; thường đau nhiều về đêm, nhức mỏi toàn thân…
- Cứng khớp vào buổi sáng. Sau khi thức dậy, tình trạng này thường kéo dài từ 5-15 phút, giảm dần khi bắt đầu các hoạt động trong ngày. Đi lại khó khăn.
- Sưng nóng và đỏ ở vị trí các khớp bị tổn thương.
- Khớp phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển.
- Biến dạng khớp
Tùy mức độ nặng, nhẹ của bệnh các triệu chứng sẽ thể hiện ở những mức độ khác nhau.

Nguyên nhân dẫn tới các bệnh cơ xương khớp
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng và có thể đến từ nhiều yếu tố. Những yếu tố thường gặp bao gồm:
Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau nhức xương khớp. Các bệnh nhân tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh càng tăng. Vì quá trình lão hóa khiến khớp bị khô do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.
Giới tính
Nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp ở nữ nhiều hơn nam giới. Nữ giới thường mắc các bệnh như khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp.
Còn nam giới thường xuất hiện các bệnh gút, các bệnh lý về cột sống huyết thanh âm tính.
Yếu tố di truyền
Một số người sinh ra đã bị khuyết thiếu, dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi. Bởi vậy nguy cơ thoái hóa khớp ở những người này cao hơn những người bình thường. Ngoài ra, còn có người mang gen HLA – B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
Nghề nghiệp
Một số công việc đòi hỏi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc phải duy trì những tư thế không tốt cho sức khỏe sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn cơ xương khớp.
Một số những công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xương khớp như: công nhân làm dây chuyền, nhân viên làm trong văn phòng, thợ may…

Bên cạnh đó những người làm công việc nặng như bưng vác, uốn cong đầu gối… Cũng có khả năng bị viêm khớp ở mắt cá chân, đau đầu gối, hông, xương sống và cả vùng cổ…
Thừa cân, béo phì
Khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp và xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân khiến cho các cơn đau nhức xương khớp của người bệnh thêm khó chịu, đặc biệt là khi trời lạnh.
Mức độ hoạt động
Sử dụng quá nhiều cơ bắp hoặc không hoạt động ví dụ như ngồi cả ngày có thể gây ra rối loạn cơ xương khớp.

Lối sống
Các vận động viên thường có nhiều nguy cơ mắc phải rối loạn cơ xương khớp. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút,…
Các mẹo chữa bệnh cơ xương khớp
Gợi ý cho bạn các mẹo chữa bệnh tại nhà. Các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc các bệnh về cơ xương khớp. Các bài tập thể dục giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà. Hãy áp dụng để giảm nguy cơ về xương khớp các bạn nhé!
Đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Cơ xương khớp bao gồm: dây cơ, sụn khớp, khớp, xương. Từ đó ta có các nhóm thực phẩm đa dang nhằm hỗ trợ giảm các vấn đề về xương khớp như:
Nhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp
Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sụn khớp là điều đầu tiên bạn cần chú ý nếu muốn giảm đau. Những thực phẩm này gồm:
- Các loại cá và dầu cá: Cá chứa nhiều Omega – 3 có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng sụn khớp, giảm đau, giảm viêm và tăng cường lưu thông máu.
- Sữa: Trong sữa chứa khá nhiều canxi và vitamin D. Canxi là khoáng chất thiết yếu hình thành và duy trì sự chắc khỏe của xương. Còn vitamin D đóng vai trò là chất xúc tác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi trong thực phẩm.
- Hạt ngũ cốc và nấm: Các loại hạt ngũ cốc nói chung, đặc biệt là đậu nành giúp các tế bào ở sụn khớp sản sinh ra nhiều collagen, giúp xương chắc khỏe. Còn nấm có tác dụng chống viêm, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê bì tay chân và thoái hóa khớp.
- Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm luôn được khuyến khích trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt đối với bệnh nhân xương khớp. Bởi nó chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nhóm thực phẩm bôi trơn khớp
Việc bổ sung nhóm thực phẩm hỗ trợ bôi trơn khớp sẽ góp phần tăng độ linh hoạt cho khớp và ngăn chặn các biến chứng. Cụ thể:
- Cà chua: Trong cà chua chứa khá nhiều vitamin K, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành osteocalcin. Đây là hoạt chất giúp xương đặc hơn, góp phần hạn chế tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, cà chua còn giúp cơ thể bổ sung chất nhờn ở đầu khớp. Nó cung cấp hàm lượng lớn collagen hỗ trợ cho quá trình phát triển của xương, sụn, dây chằng và bao hoạt dịch.
- Chuối: chứa nhiều kali, tryptophan và serotonin. Đây đều là các chất tham gia vào quá trình tạo chất nhờn ở đầu khớp. Nếu bạn bổ sung các hoạt chất này đầy đủ sẽ góp phần giảm đau, chống viêm.
- Đậu bắp: giàu vitamin K và folate. Đây là các chất tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới. Nhờ đó, quá trình phục hồi sẽ được rút ngắn thời gian.
Nhóm thực phẩm giảm đau nhức và chống viêm
Cùng với việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp và dịch khớp, bạn cũng cần lưu ý thêm một số thực phẩm giúp giảm đau và chống viêm.
- Đối với trái cây nên lựa chọn các loại như cam, quýt, táo, dưa vàng, dứa, xoài… Các loại trái này giúp làm dịu cơn đau nhức xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch.
- Sữa chua, trà xanh, dầu oliu cũng rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp, vừa có tác dụng giảm đau và chống viêm (đặc biệt là trà xanh). Riêng sữa chua có thể hạn chế được tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.
- Khi chế biến món ăn, người bị đau nhức xương khớp nên dùng thêm các loại gia vị có tính ấm nóng và kháng viêm như hạt tiêu, tỏi, nghệ, ớt… nhưng không nên ăn quá cay tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn, người bị đau nhức xương khớp cần lưu ý tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều phốt pho
Đối với những người bị bệnh đau nhức xương khớp, lượng canxi rất ít. Nếu cơ thể dung nạp phốt pho thì việc hấp thụ canxi sẽ bị hạn chế, bệnh càng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên tránh các thực phẩm như gan động vật, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…
Các loại thịt màu đỏ, thịt gà, nội tạng
Nhóm thịt đỏ bao gồm: Thịt bò, trâu, ngựa và cừu… Đây là nhóm thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh đau nhức xương khớp vì chứa hàm lượng đạm và axit bão hòa cao. Các chất này thúc đẩy sự hình thành axit uric trong máu, gây viêm.

Các loại thịt gia súc có màu đỏ và nội tạng động vật đối với người mắc bệnh cơ xương khớp rất nguy hiểm. Những loại thịt này khiến các khớp bị đau nhức, cơn đau sẽ dồn dập và kéo dài buộc người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa, dễ gây béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ gây áp lực lên hệ thống xương khớp, nhất là cột sống. Bên cạnh đó, đồ ăn chế biến sẵn còn có nguy cơ làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
Người bị đau nhức xương khớp cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic như các đồ muối chua, mận, việt quất…
Ngoài ra, người bị đau nhức xương khớp cần kiêng nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá và các đồ uống có cồn khác… tránh gia tăng trình trạng đau nhức.
Các bài tập giúp giảm các bệnh cơ xương khớp
Khi bạn bắt đầu bước sang độ tuổi 40 trở đi, xương sẽ bắt đầu giảm xuống. Gợi ý cho bạn các bài tập sau đây:
- Bài tập tạ tăng cường sức mạnh cơ xương tay
- Bài tập yoga giúp cơ xương khớp linh hoạt
- Bài tập đi bộ và chạy bộ cho cơ xương chân
- Bài tập khiêu vũ giúp cơ xương khớp dẻo dai
- Bài tập quần vợt tốt cho xương khớp
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp
1. Bài thuốc chữa viêm khớp từ lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt là loại cây có vị nồng, hơi cay, có tính ấm nên được sử dụng để trừ hàn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, cầm nôn… Trong dân gian, lá lốt thường được dùng để làm thuốc chữa đau xương khớp do thay đổi thời tiết, thoái hóa khớp, thấp khớp, tê thấp, phòng chống viêm, đổ mồ hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng.
Cách 1: Lá lốt phơi khô
- Phơi khô khoảng 15 – 20g lá lốt rồi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và để cho ráo nước.
- Sau khi ráo nước thì cho vào nồi nước đun và sắc lấy nước uống trong ngày.
Tốt nhất là nên uống nước lá lốt sau khi ăn và để nước khi còn nóng. Áp dụng bài thuốc này trong vòng 10 ngày thì bạn sẽ thấy được tác dụng của lá lốt mang lại.
Cách 2: Lá lốt tươi
- Rửa sạch khoảng 10 – 20g lá lốt tươi và để cho ráo nước hẳn.
- Sau đó cho hết phần lá lốt tươi vào nồi và đun để sắc lấy nước uống.
- Kiên trì dùg nước lá lốt liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả.
2. Bài thuốc chữa viêm khớp từ lá ngải cứu
Theo kinh nghiệm dân gian, ngải cứu có chứa nhiều acid amin và flavonoid có tác dụng dụng giảm đau, điều hòa khí huyết, tiêu sưng, tiêu viêm, thường được sử dụng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp, viêm xương khớp. . Bạn có thể sử dụng ngải cứu để điều trị theo hai cách sau:
Cách 1: Uống nước lá ngải cứu
- Chuẩn bị sẵn 1 nắm lá ngải cứu, loại bỏ những lá héo, đem rửa sạch và để cho ráo nước.
- Sau đó cho vào nồi bắt lên bếp và đun để sắc thành thuốc. Chờ cho nước ấm dần thì dùng để uống mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
- Dùng liên tục khoảng 2 tuần thì các triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện.
Cách 2: Ngải cứu kết hợp với mật ong
- Chuẩn bị sẵn 1 nắm lá ngải cứu và 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- Rửa sạch lá ngải cứu rồi đem xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong vào và khuấy đều.
- Chia nước hỗn hợp này làm thành 2 phần và dùng vào mỗi buổi sáng và chiều.

3. Bài thuốc nam trị viêm khớp từ nghệ
Bạn có thể dùng nghệ theo cách như sau:
- Cách 1: Bạn dùng bột nghệ với một ly nước ấm, uống trực tiếp hàng ngày. Duy trì mẹo điều trị trong một thời gian để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
- Cách 2: Bạn trộn bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi nặn thành từng viên hoàn để dùng dần. Mỗi ngày dùng 1 viên cùng với nước ấm vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
4. Chữa viêm khớp bằng thuốc nam từ cây chìa vôi
Ngoài việc sử dụng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh khớp. Theo nghiên cứu, ngọn và lá non chứa 91.3% nước, 1.1% chất xơ, 0.8% tro, 5.4% glucid. Còn thân cây chìa vôi có chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin. Tất cả các hợp chất này đều có tác dụng trong việc điều trị các căn bệnh về xương khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp.
Cách 1. Đắp lá chìa vôi trị viêm đa khớp
Nguyên liệu: Lá chìa vôi, muối hột.
Cách thực hiện:
- Lá chìa vôi đem rửa sạch và để thật ráo nước.
- Vò nhẹ lá chìa vôi sau đó cho vào chảo sao đều. Khi sao cho thêm chút muối hột.
- Dùng phần lá chìa vôi còn nóng để đắp lên vị trí khớp bị viêm.
Đắp lá chìa vôi là cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ công dụng tốt và dễ thực hiện.
Cách 2. Uống nước chìa vôi.
Nguyên liệu: Chìa vôi, lá lốt, tầm gửi, dền gai, cỏ xước, cỏ ngươi.
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ dược liệu đi phơi khô.
- Mỗi ngày lấy một phần nhỏ sắc lấy nước uống. Nên chia làm 3 bữa uống trong ngày.
Bài thuốc không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà còn có tác dụng giảm đau, giảm mỏi lưng và mỏi khớp hiệu quả.
5. Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ với rượu trắng.
Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ, rượu gạo.
Cách thực hiện:
- Rễ cây trinh nữ mang rửa sạch, thái nhỏ.
- Sao khô phần rễ cây cùng với một chút rượu trắng.
- Đem phần thuốc đã sao sắc với nước để uống mỗi ngày.
Đây là bài thuốc trị đau lưng, đau khớp, tê bì chân tay hiệu quả.
Bài thuốc nam người Dao đặc trị bệnh cơ xương khớp
Bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Lý sau 400 năm. Sử dụng các thảo mộc quý điều chế chữa các bệnh về cơ xương khớp như:
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống
- Gai cột sống
- Viêm xương khớp
- Đau mỏi vai gáy
- Các bệnh liên quan cơ xương khớp khác…

Công dụng
- Tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh lạc
- Giảm đau, điều hòa khí huyết, tiêu sưng, tiêu viêm
- Giảm đau xương khớp hiệu quả hơn hẳn so với những bài thuốc khác. Chỉ cần kiên trì đều đặn uống ngày 4 lần.
Dành riêng cho những trường hợp sau:
- Khổ sở chữa trị mãi không khỏi
- Nhờn thuốc tây
- Đứng ngồi không yên
- Muốn sử dụng thuốc lành tính không tác dụng phụ.
Trên đây là bài viết tổng hợp về bài thuốc nam hay chữa các bệnh về cơ xương khớp. Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Xin trân thành cảm ơn!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
- Lương Y Lý Thị Mai
- Hợp tác xã thuốc nam Ba Vì
- Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – Xã Ba Vì – Huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0888 666 058
- Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ 7: 8 giờ – 16 giờ
Tóm lược nội dung
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng cơ xương khớp bị tổn thương gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh,…
Bệnh cơ xương khớp bao gồm các triệu chứng như: đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng, sưng nóng, đỏ các khớp bị tổn thương, khớp phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển, biến dạng khớp
Bệnh cơ xương khớp có nguyên nhân vo cùng đa dạng như: tuổi tác, giới tính, yếu tố di truyền, nghề nghiệp, thừa cân, béo phì,…